Mục lục

Đọc thêm

Tiêu chuẩn đất đắp nền đường k95 là như thế nào?

Khi thi công xây dựng các công trình cầu đường thì độ nén, chặt của đất cần phải được xác định cụ thể để đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn đất đắp nền đường k95 thuộc các yêu cầu về độ nén, chặt của đất đắp đường mà bạn cần biết. 

Tiêu chuẩn đất đắp nền đường k95 là gì?

tieu chuan dat dap nen duong k95

Tiêu chuẩn đất đắp nền đường là gì?

Tiêu chuẩn đất đắp nền đường là văn bản có liên quan đến các yêu cầu về vật liệu xây dựng, công nghệ thi công và điều kiện nghiệm thu công trình. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các hạng mục công trình thi công nền đường ô tô. 

Tiêu chuẩn đất đắp nền đường được đưa ra nhằm mục đích đảm bảo chất lượng của các công trình giao thông. Bên cạnh đó, các yêu cầu còn nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công trình. 

Tiêu chuẩn k95

K trong k95 được sử dụng trong các lý thuyết liên quan đến công trình giao thông đô thị chính là hệ số nén chặt. Theo đó, hệ số k được hiểu là tỷ lệ phần trăm của các vật liệu xây dựng được đầm nén giữa thực tế và trong phòng thí nghiệm.

Thông thường, các hệ số nén chặt K sẽ nhỏ hơn hoặc bằng 1. Trong trường hợp hệ số K này lớn hơn 1 thì sẽ cần phải xem xét lại. K95 được hiểu là độ đầm nén thực tế đạt 95% so với trong phòng thí nghiệm.

Hiện nay, ở các công trình thi công cầu đường giao thông đô thị có thể áp dụng theo k90, k95 hoặc k98. K90 tức là tỷ lệ đầm nén thực tế đạt 905 so với phòng thí nghiệm. Tương tự, k98 là tỷ lệ đầm nén thực tế đạt 98% so với phòng thí nghiệm. 

Thông thường, các hệ số K này sẽ do các đơn vị tư vấn đặt ra trong hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Vậy làm sao để có thể xác định được hệ số K trong thực tế? Sau đây chúng tôi giới thiệu đến bạn 3 phương pháp xác định hệ số nén chặt K.

Phương pháp xác định độ chặt của đất

Phương pháp xác định hệ số nén chặt K được quy định cụ thể trong TCVN 8730- 2012. Theo đó, có 3 phương pháp cơ bản để xác định hệ số K chính là dùng dao vòng lấy mẫu, dùng cát tiêu chuẩn thay đất trong hố đào và dùng nước thế chỗ trong hố đào.

Phương pháp dùng dao vòng cắt mẫu

Phương pháp này thường được áp dụng cho các công trình với địa thế đất ẩm. Cùng với đó là trong đất không bị pha lẫn các loại sỏi, sạn như đất sét, đất cát pha.

Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy mẫu để xác định khối lượng thể tích đất khô. Trước hết, dùng dao vòng với đường kính và chiều cao tương đương với đất theo quy định để lấy mẫu. 

Sau khi lấy được mẫu sẽ xác định thể tích đơn vị đất ẩm và độ ẩm tự nhiên. Từ các thông số đất có liên quan vừa nhận được tiến hành tính toán khối lượng thể tích đất thô. 

Khi áp dụng phương pháp này cần lưu ý đóng dao vào đất không được để dao nghiêng hoặc lệch. Trong trường hợp mẫu đất trong dao bị vỡ thì bắt buộc phải lấy lại để tiến hành thí nghiệm mới hoàn toàn. 

tieu chuan dat dap nen duong k95

Phương pháp dùng cát tiêu chuẩn thế chỗ đất trong hố đào

Phương pháp này được áp dụng cho các loại đất hạt mịn và đất cát pha sét, bụi. Đặc biệt, hàm lượng sỏi hạt bao gồm cả nhỏ và to không được vượt quá 10%. 

Phương pháp này được thực hiện dựa trên nguyên tắc đào hố và lấy hết đất ra khỏi hố. Quá trình này được thực hiện để xác định khối lượng và độ ẩm của đất. Sau đó sử dụng cát tiêu chuẩn cho vào thế chỗ để xác định thể tích hố đào. Qua các thông số nhận được xác định khối lượng thể tự nhiên và thể tích khô của đất.

tieu chuan dat dap nen duong k95

Phương pháp dùng nước thế chỗ đất trong hố đào

Phương pháp này được thực hiện đối với các loại đất dính chứa sỏi sạn hạt to. Bên cạnh đó, các loại đất có đá cuội hoặc đất rời cũng có thể áp dụng phương pháp xác định hệ số nén chặt này. 

Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên tắc đào hố, lấy đất ra và thế chỗ bằng nước. Theo đó, sau khi đào hố và lấy hết đất để xác định độ ẩm, khối lượng của đất thì sẽ dùng nilon để lót vào hố đào.

Quá trình này đảm bảo nước sau khi trút vào trong hố sẽ không bị thất thoát và thấm vào lớp đất nền. Sau khi rót nước vào trong hố đã được phù nilon thì xác định được thể tích của hố đào. Sau đó, dựa vào các thông số vừa nhận được xác định được khối lượng thể tích đơn vị đất tự nhiên so với đất khô của đất. 

Trên đây là bài tóm tắt sơ lược những nội dung có liên quan đến tiêu chuẩn đất đắp nền đường nói chung và hệ số K nói riêng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể để lại câu hỏi hoặc tra trực tiếp thông tin tại tiêu chuẩn TCVN 8730: 2012 để hiểu rõ hơn.

Kết luận

Bài viết cung cấp các thông tin có bản có liên quan đến tiêu chuẩn đất đắp nền đường k95 mà bạn nên biết. Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích được cho bạn. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *