Mục lục

Đọc thêm

Hiểu như thế nào về hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp?

Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp không phải ai cũng nắm được. Tuy vậy nó lại được áp dụng khá nhiều trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là đối với những cá nhân/ tổ chức có những công trình, dự án đang xây đắp. Vì vậy, để giúp mọi người trang bị thêm kiến thức và hiểu thêm về lĩnh vực này, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng vào thực tế.

Vì sao cần vận dụng hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp?

he so chuyen doi tu dat dao sang dat dap

Hệ số chuyển đổi có 2 loại chính là hệ số chuyển đổi theo dự toán và hệ số chuyển đổi thực tế.

Việc vận dụng hệ số chuyển đổi phù hợp với quy định của nhà nước và cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và làm nên thành công của một công trình.

Tuy nhiên, việc áp dụng hệ số này cần linh hoạt và phù hợp. Thông thường hệ số chuyển đổi theo dự đoán sẽ dao động dưới 0.85, tuy nhiên trong thực tế vẫn có những trường hợp lớn hơn 0.85, tùy vào điều kiện của từng vùng và từng hoàn cảnh. Nên lưu ý, chúng ta cần áp dụng hệ số chuyển đổi theo thực tế để có thể đưa ra những đánh giá toàn diện, khách quan và phù hợp, mang lại hiệu quả tốt cho công trình.

Bàn luận

Vào ngày 27/11, Bộ Xây dựng đã đưa ra công văn 245/BXD-KTTC gửi cho Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề xác định hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp, trong đó có đưa ra một số nội dung:

“Với trường hợp đào đất để đắp thì khối lượng của đất đào sẽ bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp.”

Theo Định mức dự toán việc xây dựng công trình, trong Chương II: Công tác đào, đắp đất, đá, cát đã nêu rõ:

– Định mức đào đất tính cho việc đào 1m3 đất nguyên thổ được đo tại nơi đào.

– Định mức việc đắp đất tính cho kích thước 1m3 được đo tại nơi đắp.

– Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp được quy định là hệ số k1.

he so chuyen doi tu dat dao sang dat dap

Tính m3 đất đào để Để đắp 1m3 đất ở độ chặt Kyc

– Trong trường hợp đất đào là đất nguyên thổ (hay có nghĩa là đất nằm nguyên tại vị trí ban đầu), ta sẽ cần 1xk1 (m3) đất đào. Khi hệ số này lớn hơn 1 thì có nghĩa rằng, đất nguyên thổ này rỗng từ đầu và có độ chặt nhỏ hơn mức 0.85

– Trong trường hợp có 1xk1 (m3) thể tích đất đào, tuy nhiên khi đào lên, đất lại tơi xốp và độ rỗng lớn hơn bình thường thì thể tích của hố đào sẽ được tính như sau: V1=(1xk1)xk2, trong đó k2 là hệ số tơi xốp của đất. Khi ấy, k2 sẽ được tính theo công thức:

Theo đó,

Vo: Thể tích của đất nguyên thổ

V: Thể tích của đất sau khi được đào lên

γc nt: Khối lượng thể tích đất khô trong trạng thái nguyên thổ

γtx: Khối lượng thể tích đất khô trong trạng thái tơi xốp

Giải đáp thắc mắc

A, Vì sao để thanh toán khối lượng hoàn thành phải cần triển khai thực tế, chứ không được dựa vào hệ số chuyển đổi bình quân khi lập dự toán?

Thông thường, hệ số chuyển đổi bình quân sẽ sát với thực tiễn. Bởi vì độ chặt của đất nguyên thổ sẽ không luôn luôn nhỏ hơn mức 0.85. Như một nghiên cứu đã kết luận rằng: Độ chặt tự nhiên của nền đào không giống nhau; có nơi độ chặt của đất nền đào (cụ thể là ở Huế) có mức 0.96, vượt mức tiêu chuẩn 08.85 đã đề ra.

Do vậy, trong điều kiện đất nguyên thổ có độ chặt nhỏ hơn độ chặt của đất đắp thì ta sẽ có V1<V3<V2. Trong đó: V1 là khối lượng đất nguyên thổ, V2 là khối lượng đất tơi xốp còn V3 là khối lượng đất khi đầm chặt.

B, Cách tính toán hệ số chuyển đổi trong thực tế như nào?

Trước đó, chúng ta đã đưa ra công thức để tính hệ số theo dự toán. Vậy trong thực tế, hệ số này được tính như thế nào? Sau đây, chúng tôi xin đưa ra công thức để các bạn tham khảo.

Trong thực tế, hệ số chuyển đổi được tính theo công thức:

Trong đó,

γc là khối lượng thể tích khô của đất đắp có độ chặt là Kyc.

γc nt là khối lượng thể tích khô của đất đào ở trạng thái nguyên thổ ban đầu

Vo: Thể tích của đất nguyên thổ

Với lý thuyết này, thể tích đất rời cần cho 1m3 đất đắp có độ chặt Kyc sẽ được tính lại như theo công thức:

Trên đây là những kiến thức, thông tin về hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp. Hệ số chuyển đổi này không phải được áp dụng một cách cứng ngắc mà chúng ta cần vận dụng linh hoạt trong những trường hợp khác nhau. Bởi trong thực tế sẽ có rất nhiều tình huống khác nhau và xảy ra bất ngờ, không nằm trong kế hoạch hay dự toán ban đầu mà chúng ta đưa ra. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình lập dự toán và thực hiện trong thực tế, vừa để đáp ứng đúng quy định của Nhà nước, của Bộ xây dựng vừa là cách để nâng cao hiệu quả công trình xây dựng.

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *