Mục lục

Đọc thêm

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực trạng và giải pháp 

Hiện nay, công tác đa dạng hóa các thành phần kinh tế và hình thức sở hữu nền kinh tế là một trong những việc làm tất yếu để chuyển đổi nền kinh tế phù hợp với thị trường. Và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong những hình thức đó. Vậy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực trạng và giải pháp hiện nay ra sao? Mời các bạn tìm hiểu các thông tin liên liên quan qua bài viết dưới đây. 

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có nghĩa là gì?

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực trạng và giải pháp 

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được hiểu là việc chuyển doanh nghiệp đơn sở hữu – doanh nghiệp mà chủ sở hữu là nhà nước thành doanh nghiệp đa sở hữu – công ty cổ phần, chuyển doanh nghiệp từ việc hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định trong Luật Doanh nghiệp về công ty cổ phần. 

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện để tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân, những người lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Chính phủ Việt Nam đã quyết định không bán đứt các doanh nghiệp của mình cho các cá nhân. Thay vào đó Chính phủ tiến hành chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp cổ phần.

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm các cổ phần bán cho cán bộ công nhân trong doanh nghiệp và phần còn lại thuộc sở hữu của  nhà nước. Tùy vào từng doanh nghiệp mà phần cổ phần do nhà nước sở hữu có thể nhiều hay ít từ 0% tới 100%.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực trạng và giải pháp 

Thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực trạng và giải pháp 

Tính từ năm 2011, tổng cộng có 631 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Tổng giá trị doanh nghiệp thực tế là 1.040.244 tỷ đồng và vốn nhà nước thực tế là 317.739 tỷ đồng.

Ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về đổi mới tổ chức, quản lý, sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước vào các Nghị định và Thông tư một cách đầy đủ và đồng bộ, từ đó tạo hành lang pháp lý cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm mạnh, tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực then chốt, thực hiện được cơ bản các vai trò, nhiệm vụ được giao. Từ đó làm cơ sở nòng cốt để nhà nước định hướng điều tiết kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. 

Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sau cổ phần hóa có hiệu quả tăng cao. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau khi được cổ phần hóa đều có tốc độ tăng trưởng khá và hoạt động hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, tính cạnh tranh trong nền kinh tế cũng tiếp tục làm tăng, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu thị trường chứng khoán. Nhân dân cũng có lòng tin về phát triển kinh tế thị trường, tạo sự đổi mới trong nhận thức, tư duy về quan hệ sản xuất, hiểu rõ hơn tầm quan trọng của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Giải pháp trong công việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực trạng và giải pháp 

Cần hoàn thiện các hướng dẫn về công tác xác định giá trị doanh nghiệp, từ đó mới có thể khắc phục các tồn tại. Đồng thời phải tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm từ các nước trên thế giới để đưa ra phương pháp định giá doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tập quán ở nước ta. Bổ sung hướng dẫn trong việc xác định giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp: quy đổi các khoản nợ phải trả có nguồn gốc ngoại tệ; giá trị tiềm năng; giá trị lợi thế quyền thuê đất; định giá các tài sản vô hình( danh tiếng, uy tín, thương hiệu,…).

Tăng cường tính minh bạch trên thị trường bằng các chế tài được quy định rõ trong các văn bản quy định. Doanh nghiệp phải công khai các thông tin như tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động, tồn đọng tài chính, lợi ích từ các khoản đầu tư nhưng chưa chia, tình hình đất đai, phương án giải quyết, sắp xếp đất đai khi cổ phần hóa.

Chính phủ xem xét việc tổng kết công tác cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để nêu rõ và phát huy những ưu điểm, khắc phục tồn tại yếu kém và đưa ra giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Những doanh nghiệp sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nước chưa cổ phần hóa nhưng làm ăn có hiệu quả cũng cần hoàn thiện mô hình.

Phải có cơ chế quy định rõ ràng, tiến hành xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu chậm tiến độ cổ phần hóa làm thoái vốn nhà nước. Điều này giúp khắc phục tình trạng một bộ phận lãnh đạo đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước e ngại việc mất vai trò lãnh đạo, quyền lợi tại doanh nghiệp khi cổ phần hóa. 

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực trạng và giải pháp 

Cần có chính sách quản lý đất đai chặt chẽ sau cổ phần hóa để bảo đảm đất được sử dụng đúng mục đích. Đồng thời quản lý chặt chẽ việc chuyển từ đất cơ sở kinh doanh sang các dự án nhà ở để bán. Nếu người sử dụng không có nhu cầu sử dụng thì cần thu hồi, chuyển giao cho người khác, chuyển giao cho các tổ chức đấu giá để điều tiết lợi ích. Nghiên cứu giải pháp phù hợp trong việc xác định tiền sử dụng đất đối với cơ sở kinh doanh chưa qua đấu giá. Nếu sau khi cổ phần hóa, chuyển sang các dự án nhà ở để bán phải điều tiết lợi ích cho nhà nước. Các trường hợp sử dụng sai mục đích cần phải xử lý mạnh để cổ phần hóa đi vào thực chất.

Đối với các dự án đầu tư các nhà máy không hiệu quả hoặc chưa đi vào hoạt động cần có nhiều giải pháp đồng bộ, đồng lòng về việc xử lý, hỗ trợ; đánh giá phân loại cụ thể từng dự án, từ đó đưa ra giải pháp sắp xếp, hỗ trợ, cổ phần hóa hay bán đối với từng dự án. 

Đoàn kiểm toán cần đẩy mạnh việc lập kế hoạch kiểm toán, vận dụng đầy đủ các phương pháp tiếp cận kiểm toán theo đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán, xác định các điểm trọng yếu để đưa ra  kiểm toán phù hợp.

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực trạng và giải pháp ở nước ta hiện nay. Chúc bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về tình hình kinh tế nước nhà!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *