Mục lục

Đọc thêm

Vật liệu chống thấm mái bê tông hiệu quả nhất

Hiện tượng mái bê tông bị thấm nước vào mùa mưa rất thường xuyên xảy ra. Mùa mưa đang tới nên bạn đang tìm vật liệu chống thấm mái bê tông hiệu quả nhất. Bạn cũng cần phải hiểu được biện pháp thi công phù hợp cho từng loại chống thấm. Công nghệ đang phát triển nên sản phẩm hỗ trợ chống thấm bê tông khá đa dạng. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn chia tiết về những vật liệu chống thấm cho mái bê tông. 

Vật liệu chống thấm mái bê tông đơn giản và hiệu quả

Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 4 loại chống thấm phổ biến hiện nay:

Keo chống thấm mái bê tông chuyên dụng

Keo chuyên dụng là sản phẩm phổ biến nhất được dùng chống thấm bê tông. Nó trám bít các vết nứt trong thời gian dài đảm bảo chống thấm tuyệt đối. Cùng với đó, dòng keo này có khả năng đàn hồi cao nên dưới tác động thời tiết nắng nóng hay mưa lạnh đều có thể giãn nở tốt. 

chong tham mai be tong

TX911 là loại keo chuyên dụng phổ biến nhất. Cấu tạo của keo này gồm có PU và Bitum. Những bề mặt bê tông sàn và mái nhà bị nứt chỉ cần bơm trực tiếp vào để vết nứt. 

Chống thấm mái bê tông bằng nhựa đường triệt để

Nhựa đường là vật liệu có khả năng thẩm thấu và kết dính cực tốt. Nó tạo nên lớp màng dày dạn và hỗ trợ ngăn nước triệt để. Nhựa đường có tính đàn hồi tốt, đáp ứng được yêu cầu của công trình chống thấm. 

Phương pháp này thường được sử dụng ở các công trình chịu tác động thấm độ nặng. Thời điểm quét nhựa đường là sau khi dùng keo dán bít hết những vết nứt. 

Phương pháp dán màng khò nóng dày 3mm có màng gốc bitum với có độ đàn hồi, chịu nhiệt tốt, co giãn tốt. Nó thường được dùng để thay thế tốt nhất cho chống thấm sàn bê tông. Vị trí sàn mái bị thấm nước sẽ được giải quyết tối ưu.

Flinkote – Vật liệu chống thấm mái bê tông cho ngôi nhà 

Flinkote là chất liệu sử dụng trực tiếp trong chống thấm bê tông. Nó giúp công nhân thi công thợ tiết kiệm công sức và thời gian. Flinkote là giải pháp thi công chống thấm bê tông bị nứt hiệu quả và được đánh giá tốt. 

Chất lượng của sản phẩm này được công nhận rộng rãi trên thế giới. Công trình nhà bạn bị thấm nước thì cứ hoàn toàn yên tâm lựa chọn Flinkote. Khi sử dụng  Flinkote, bạn cần phải làm sạch bề mặt khỏi bụi bẩn và tạo dốc để hỗ trợ thoát nước. Bạn sẽ quét 3 lần shell  Flintkote:

  • Lần 1: Định lượng 0,2 l/m2. Shell  Flintkote 3 một lớp rồi pha với nước theo tỉ lệ 1:1
  • Lần 2: Định lượng 0,5 l/m2. Shell  Flintkote 3 nguyên chất, theo đúng một chiều nhất định
  • Lần 3: Định lượng 0,5 l/m2. Shell  Flintkote 3 nguyên chất, theo chiều vuông góc. Lớp này đang còn ướt thì trải lên một lớp cát khô thật mỏng. 

chong tham mai be tong

Sika – Chống thấm bê tông bị nứt 

Sika là hoá chất dạng lỏng có độ thẩm thấu tương đối tốt. Sika mang đến lớp màng ngăn nước vượt trội giải quyết vấn đề thấm mái bê tông và toàn bộ bề mặt sàn mái nhà sân thượng. Cách sử dụng vật liệu này tương đối dễ dàng. Các vết nứt được trám thì bạn trải một lớp sika khắc phục thấm mái. 

Biện pháp thi công chống thấm mái bê tông bị nứt hiệu quả và tiết kiệm nhất

Bạn lựa chọn được vật liệu chống thấm tốt nhưng muốn có hiệu quả cao thì cần thực hiện đúng quy trình. Dưới đây là quy trình chống thấm sàn mái bê tông bị nứt:

  • Bước 1: Dùng quả dọi và định vị vết nứt từ phía dưới sàn. Tiếp đó, dựa vào kích thước đo đạc định vị chính xác nứt ngay trên mái.
  • Bước 2: Bạn cần ddục gạch tại vị trí vết nứt. Phải đục đến khi nào vết nứt kết thúc mới dừng lại. 
  • Bước 3: Làm cho vết nứt hiện rõ ràng bằng máy mài bê tông cầm tay.
  • Bước 4: Cắt mở rộng vết nứt với chiều sâu khoảng 2 đến 3cm theo hình chữ V. Bạn thực hiện bằng máy cắt cầm tay.
  • Bước 5: Bạn phải vệ sinh vết nứt sạch bụi bẩn, cát sạn còn sót lại sau khi cắt.
  • Bước 6: Sử dụng hỗn hợp gồm xi măng trộn với nước và phụ gia Latex để tưới lên bề mặt vết nứt, giúp chúng kết nối lại. Tiếp đó, bạn tiến hành đổ vữa Grout lên các vết nứt cho bằng mặt sàn mái nhất.
  • Bước 7: Grout khô hoàn toàn, bạn sẽ quét phụ gia chống thấm lên vết nứt. Cùng với đó, bạn rải lưới thủy tinh gia cường vào thời điểm lớp chống thấm thứ nhất chưa khô.
  • Bước 8: Sau khi lớp chấm thấm thứ nhất khô, bạn tiến hành quét 1 đến 2 lớp nữa. Toàn bộ khô hoàn toàn, bạn cần láng vữa chống thấm và lát lại gạch cho mái. 
  • Bước 9: Tiến hành nghiệm thu bàn giao công trình bằng cách ngâm nước. 

Bạn thực hiện đúng và đủ các bước này sẽ giúp bạn hoàn thiện công trình chống thấm bê tông ở mái cực tốt. Đồng thời, bạn còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian. 

chong tham mai be tong

Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp được về vật liệu chống thấm mái bê tông và biện pháp thi công tối ưu nhất. Chúng tôi hy vọng bạn đã có biện pháp chống thấm công trình xây dựng bị nứt mái của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *