Mục lục

Đọc thêm

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ theo các loại kết cấu công trình

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ có vai trò quan trọng đối với tuổi thọ của một công trình xây dựng. Vậy, tiêu chuẩn chiều dày này như thế nào đối với từng loại công trình, kết cấu. chiều dày lớp bê tông bảo vệ (1)

Bê tông bảo vệ cốt thép kết cấu công trình là gì?

Kết cấu dự án công trình được bảo vệ bởi lớp phủ bê tông bên ngoài. Chất lượng của lớp bê tông bảo vệ kém khiến ăn mòn kết cấu càng nhanh, từ đó giảm tuổi thọ của công trình, dự án xây dựng đó.

Do những yêu cầu về sự chịu lực, cốt thép chịu lực thường được đặt sắp mép tiết diện. Và lúc này, tác dụng của lớp bê tông bảo vệ bên này chính là kiểm soát tránh các tác nhân bên ngoài xâm nhập, tác động đến nó. Lớp bê tông càng dày thì hiệu quả bảo vệ, kiểm soát càng tốt. Tất nhiên, chiều dày lớp bê tông bảo vệ có tiêu chuẩn và quy định thiết kế rõ ràng. Nếu lớp bê tông quá dày sẽ gây nứt tường. Ngược lại, nếu như lớp này quá mỏng sẽ không đạt hiệu quả.

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ như thế nào hợp lý?

Bằng các phương pháp tính toán về độ rộng vết nứt và khả năng xuất hiện khi chịu các tác động ngoại lực, các kỹ sư thiết kế, xây dựng có thể xác định được chiều dày lớp bê tông bảo vệ. Trong trường hợp không thể tính toán được thì có thể tham khảo một số tiêu chuẩn sau đây.chiều dày lớp bê tông bảo vệ (3)

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ của công trình xây dựng

Căn cứ tiêu chuẩn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, tiêu chuẩn thiết kế – “TCXDVN 356: 2005” ta có các lựa chọn chiều dày lớp bê tông bảo vệ như sau:

Đối với cốt thép dọc loại chịu lực (không ứng lực trước, ứng lực trước và ứng lực trước kéo trên bê tông): chiều dày lớp bê tông bảo vệ cần được lấy không nhỏ hơn đường kính cốt thép hoặc dây cáp và không nhỏ hơn:

  • Trong bản và tường có chiều dày: Từ 100m trở xuống: 10mm (15mm); Trên 100mm: 15mm (20mm).
  • Trong dầm và dầm sườn có chiều cao: Nhỏ hơn 250mm: 15mm (20mm); Lớn hơn hoặc bằng 250mm: 20mm (25mm)
  • Trong cột: 20mm (25mm)
  • Trong dầm móng: 30mm
  • Trong móng: Lắp ghép: 30mm; Toàn khối khi có lớp bê tông lót: 35mm; Toàn khối khi không có lớp bê tông lót: 70mm

Một số chú thích về những thông số nói trên: 

  • Giá trị mm trong ngoặc sẽ áp dụng cho kiểu kết cấu những nơi ẩm ướt hay ngoài trời.
  • Đối với kiểu kết cấu 1 lớp từ bê tông rỗng từ B7,5 hoặc bê tông nhẹ, chiều dày cần đảm bảo không nhỏ hơn 20mm, còn đối với các panel tường ngoài (không có lớp trát) không được nhỏ hơn 25mm.
  • Đối với các kết cấu một lớp làm từ bê tông tổ ong, trong mọi trường hợp lớp bê tông bảo vệ không nhỏ hơn 25mm.

Đối với cốt thép phân bố, cốt thép đai và cốt thép cấu tạo, chiều dày của lớp bê tông đảm bảo không nhỏ hơn đường kính của cốt thép và đồng thời không nhỏ hơn:

  • Khi chiều cao tiết diện cấu kiện nhỏ hơn 250 mm: 10mm (15mm)
  • Khi chiều cao tiết diện cấu kiện bằng 250 mm trở lên: 15mm (20mm)

Chú thích trong đó:

  • Giá trị mm trong ngoặc sẽ áp dụng cho kiểu kết cấu những nơi ẩm ướt hay ngoài trời.
  • Đối với kiểu kết cấu 1 lớp từ bê tông rỗng từ B7,5 hoặc bê tông nhẹ, chiều dày bảo vệ cho cốt thép ngang lấy không nhỏ hơn 15mm, không phụ thuộc chiều cao tiết diện.

Chú thích:

  • Đơn vị d ở đây chính là đường kính danh nghĩa của thanh cốt thép, đơn vị đo là mm.
  • Chiều dày cần đảm bảo không nhỏ hơn 40mm đối với tất cả các loại cốt thép thanh và không nhỏ hơn 30mm đối với cốt thép dạng cáp. 

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ công trình thủy lợichiều dày lớp bê tông bảo vệ (2)

Căn cứ theo tiêu chuẩn kết cấu bê tông & bê tông cốt thép thủy công – “TCVN 4116:1985”: Chiều dày lớp bê tông bảo vệ trong các kết cấu bê tông cốt thép của các công trình thuỷ công như sau:

Thứ nhất, không nhỏ hơn 30mm, đối với cốt thép chịu lực và 20mm đối với cốt thép phân bố cũng như cốt đai trong các dầm và bảo có chiều cao 1m.

Thứ hai, không nhỏ hơn 60mm và không nhỏ hơn đường kính thanh cốt thép chịu lực.

Thứ ba, chiều dày lớp bê tông bảo vệ trong các kết cấu bê tông cốt thép của các công trình thuỷ công ở biển phải lấy không nhỏ hơn:

  • 70mm – chiều dày đối với cốt thép chịu lực dạng sợi làm thành bó.
  • 50mm – chiều dày đối với các thanh cốt thép chịu lực.
  • 30mm – chiều dày đối với cốt thép phân bố và cốt đai.

Thứ tư, đối với các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép được gia công có mác thiết kế bằng hoặc lớn hơn 200 thì chiều dày lớp bê tông bảo vệ có thể giảm 10mm so với trị số nói trên.

Thứ năm, trường hợp kết cấu bê tông cốt thép đặt trong môi trường xâm thực chiều dày lớp bảo vệ phải được xác định theo quy định riêng.

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ trong môi trường biển

Trên đây là một số thông tin về chiều dày lớp bê tông bảo vệ của các loại kết cấu dự án công trình khác nhau. Chúng ta có thể thấy, yêu cầu thiết kế chiều dày này hoàn toàn khác nhau giữa các loại công trình kết cấu cũng như môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *