Mục lục

Đọc thêm

Giải đáp thắc mắc về việc cây cao su thải CO2 như thế nào?

Từ lâu chúng ta đã biết rằng cây cao su là một loài cây có chất độc hại. Hầu hết thì có rất ít các loài động vật nào có thể sống sót được trong rừng cao su. Vậy cây cao su thực hiện quang hợp như thế nào và thực hư về việc cây cao su thải CO2 là như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu điều đó ngay thông qua bài viết này nhé.

cây cao su thải co2 (2)

Các khu rừng cao su thuộc về loại rừng nào?

Rừng cao su thuộc vào loại rừng dùng để sản xuất. Những người dân khi trồng rừng cao su chủ yếu là để thu hoạch mủ cao su và lấy gỗ để chế biến các sản phẩm từ lâm sản. Nếu như cây cao su không còn có hiệu quả về kinh tế nửa thì những người dân sẽ chuyển sang trồng các loại cây khác.  

Theo như thông tin của Tổng cục Lâm nghiệp thì loài cây cao su có nhiều tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và giúp cân bằng được hệ sinh thái. Ngoài ra thì cây cao su cũng được xem là một loài cây đa mục đích sử dụng. 

Việc thực hiện quang hợp của cây cao su

Cây cao su cũng có quá trình quang hợp giống với của những loại cây khác. Trong đó, khi quang hợp dưới sự tác động của ánh sáng mặt trời thì câu cao su sẽ hấp thụ khí CO2 (cacbonic) và thải ra khi O2 (oxy).

cây cao su thải co2 (3)

Cây cao su có kích thước càng lớn thì sẽ có xu hướng tích trữ lượng Cacbon nhiều hơn. Điều này giúp cho cây cao su có khả năng hấp thụ được nhiều khí CO2 hơn những loại cây khác khi chúng thực hiện quang hợp. Vòng đời của loại cây cao su từ lúc bắt đầu trồng đến lúc thu hoạch là khoảng 30 năm. Đây cũng được xem à khoảng thời gian mà cây cao su tích tụ được một lượng lớn khí Cacbonic. 

Cây cao su thải CO2 có đúng không?

Cây cao su thải CO2 khi chúng không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên thì cây cao su hấp thụ lượng khí O2khá thấp và thải ra khí CO2 cũng với hàm lượng thấp. Mặc dù, cũng có những giai đoạn mà cây cao su thực hiện việc hấp thụ khí Oxy và thải ra khí Cacbonic nhưng quá trình này lại không giống như một hoạt động hô hấp bình thường ta vẫn hay thấy như của con người.

Cây cao su là một loài cây rất dễ thích nghi với điều kiện của môi trường và có thể phát triển được trên những vùng đất cằn cỗi và khô khang. Chúng lại có một tốc độ phát triển rất là nhanh. Có thể khai thác mủ sau khi trồng khoảng từ 5 đến 6 năm. Thời gian chúng ta có thể khai thác mủ của cây cao su là khoảng 20 năm.

Cây cao su có tác hại như thế nào? 

cây cao su thải co2 (1)

Cây cao su là một loài cây rất có hại đối với sức khỏe của con người chúng ta. Cụ thể là trong thành phần của mủ cây cao su có chứa một hợp chất hữu cơ có tên gọi là Mercaptan, bên cạnh đó là khí Hydro Sulfua (hay còn gọi là H2S). Nếu như chúng ta không may tiếp xúc trực tiếp với những chất này thì gây ra nguy hiểm đối với tính mạng của con người chúng ta.

Mủ của cây cao su còn gây ra việc kích ứng đối với da, niêm mạc mắt và mũi,..Từ đó khiến những người đã tiếp xúc với chúng có cảm giác buồn nôn, đau đầu. Mạch đập nhanh và có thể gây ra bất tỉnh. Nặng hơn nữa là có thể gây tổn thương đến phổi, gan và cuối cùng alf dẫn đến tử vong.

Con người khi hít phải khí H2S ở một nồng độ cao trong một thời gian dài rất dễ dẫn đến viêm màng kết hoặc bị ngạt. Bên cạnh đó thì loại khí độc này còn tác động trực tiếp đến hệ hô hấp của con người. Chất độc có trong mủ của cao su có thể gây nên các bệnh về phổi và tim mạch. Trường hợp xấu nhất là khiến cơ thể chúng ta ngừng thở bởi vì các loại khí đó có tính oxi hóa mạnh khi tiến vào bên trong cơ thể.

Tuy là một loài cây mang lại giá trị về kinh tế khá cao cho nông nghiệp nhưng cây cao su lại tiềm ẩn những mối nguy hiểm khó lường trước được. Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu được cây cao su thải CO2 khi nào và có được những kiến thức bổ ích về những chất độc có trong mủ cao su để phòng tránh khi cần thiết. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *