Mục lục

Đọc thêm

Cách tính độ dốc tầng hầm chính xác và những điều cần lưu ý

Ngày nay, tầng hầm được sử rất phổ biến cho các tòa nhà văn phòng, nhà phố hoặc chung cư,… và thường dùng để làm nhà giữ xe, nhà kho hoặc hầm rượu,… Vì thế mà cách tính độ dốc tầng hầm sao cho phù hợp là điều mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này. 

Ram dốc tầng hầm là gì?cách tính độ dốc tầng hầm (3)

Trước khi tìm hiểu về cách tính độ dốc tầng hầm chúng ta nói qua khái niệm về ram dốc để mọi người cùng hiểu rõ hơn nhé.

Ram dốc là một thuật ngữ trong kỹ thuật xây dựng, nó dùng để chỉ lối lên và xuống của tầng hầm trong các công trình hoặc dự án chung cư, trung tâm thương mại,… Vì đấy là lối dẫn xuống tầng hầm và thấp hơn mặt đất vậy nên nó có độ dốc khá lớn. 

Trong xây dựng việc tính toán độ dốc tầng hầm là rất quan trọng, nó cần phải thật kỹ lưỡng để nhằm tận dụng được hết không gian và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nếu như không được tính toán kỹ lưỡng và chi tiết nó có thể gây ra những sự cố nguy hiểm mà không ai mong muốn. 

Ngoài ra, bạn cũng cần phải tính toán được cách sử dụng các rãnh xe và bề mặt nhám một cách phù hợp để giảm được độ trơn và giúp phương tiện giảm bớt tốc độ. Các rãnh xe này còn có tác dụng hướng dẫn lối đi lên hoặc đi xuống cụ thể cho các phương tiện để đảm bảo sự an toàn và tiện lợi hơn. 

Tiêu chuẩn về cách tính độ dốc tầng hầm

Từ khi thiết kế cho đến khi thi công độ dốc tầng hầm các kiến trúc sư, kỹ sư phải giám sát vô cùng chặt chẽ để đảm bảo được độ an toàn và chất lượng. cách tính độ dốc tầng hầm (2)

Tiêu chuẩn độ dốc xuống hầm

Theo như tiêu chuẩn chính xác trong xây dựng độ dốc của tầng hầm không được vượt quá mức 15 đến 20% so với tổng chiều sâu của tầng hầm. Như vậy sẽ đảm bảo được độ an toàn cho các phương tiện khi đi lên xuống tầng hầm và không gây ra các tai nạn trong quá trình gửi xe. 

Độ dốc tầng hầm sẽ bằng với chiều sâu tầng hầm chia cho chiều dài. Với cách tính độ dốc tầng hầm này khi tầng hầm có vị trí càng thấp và độ dài lối vào càng ngắn thì độ dốc sẽ càng cao. Ngược lại nếu tầng hầm có vị trí càng cao và lối vào tầng hầm càng dài thì độ dốc sẽ càng thấp.

Tiêu chuẩn độ rộng của đường xuống hầm 

Theo như tiêu chuẩn của nước ta, chiều rộng của đường dốc xuống tầng hầm tối thiểu là 3m và cửa ra cũng phải cách trục đường chính 3m. Độ rộng này có ảnh hưởng lớn đến sự lưu thông của các phương tiện khi ra vào hầm. 

Với độ rộng của đường dốc tầng hầm nhà ở sẽ có độ rộng nhỏ hơn so với các chung cư, khu thương mại,… bởi phương tiện giao thông không ra vào thường xuyên. 

Bên cạnh đó trên đường dốc xuống tầng hầm cần phải có những vạch kẻ chỉ dẫn để chỉ rõ lối ra vào và các đường rãnh để đảm bảo được độ an toàn. Đường dốc tầng hầm phải được thiết kế có hai lối ra vào để đảm bảo phương tiện được lưu thông thuận tiện.

Tiêu chuẩn chiều cao của tầng hầm

Chiều cao của đường hầm được quy định của nước ta tối thiểu là 2,2m, với chiều cao này các phương tiện sẽ dễ dàng ra vào và tìm thấy được vị trí đỗ. Tuy nhiên tùy vào các loại phương tiện giao thông được phép ra vào tầng hầm mà chiều cao có thể được thiết kế lớn hơn nhiều. 

Ngoài ra, bên ngoài lối ra vào tầng hầm phải có các dải phân cách, các bảng hoặc tín hiệu chỉ dẫn để thông báo chiều cao tầng hầm. Như vậy, sẽ giúp cho các phương tiện biết được chiều cao để ra vào an toàn, tránh tình trạng xe bị kẹt do quá khổ. 

Những lưu ý khi thiết kế tầng hầm

cách tính độ dốc tầng hầm (1)Ngoài việc biết rõ về cách tính độ dốc tầng hầm, thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo được mức độ an toàn cho người sử dụng. 

Khi thiết kế chiều cao của đường dốc tầng hầm ít nhất phải là 2,2m và chiều rộng tối thiểu là 3m. Lối ra của tầng hầm phải cách với trục đường chính tối thiểu là 3m và đặc biệt là không được thông với hành lang.

Đường dốc tầng hầm ít nhất phải có hai lối ra và vào để đảm bảo được sự thuận tiện và an toàn cho các phương tiện khi di chuyển. 

Thiết kế các đường rãnh hoặc sử dụng các vật liệu có độ chống trơn trượt cao để các phương tiện di chuyển thuận tiện và an toàn hơn. 

Nên thiết kế thang máy ở tầng hầm để giúp cho việc di chuyển đến các tầng của tòa nhà được tiện lợi và nhanh chóng hơn. 

Ngoài ra, hệ thống thoát nước phải được thiết kế hợp lý và có những biện pháp dự phòng để chống ngập lụt cho tầng hầm hiệu quả nhất. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách tính độ dốc tầng hầm và những lưu ý khi thiết kế tầng hầm. Hy vọng sẽ giúp các bạn có thể giải đáp phần nào các thắc mắc về vấn đề này và để có thêm những thông tin mới hãy theo dõi bài viết của chúng tôi. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *