Mục lục

Đọc thêm

Bài cúng động thổ mượn tuổi – làm sao cho đúng?

Theo quan niệm tâm linh, Thổ công, thổ địa là vị thần cai quản đất đai của một gia đình, hay một vùng đất. chính vì vậy, khi gia chủ hoặc tổ chức lựa chọn việc xây cất, cần có những nghi lễ xin phép thủ công. Nhiều gia chủ tiến hành mượn tuổi để thực hiện động thổ. Sau đây, chúng tôi xin đưa đầy đủ bài cúng động thổ mượn tuổi cho các bạn có nhu cầu.

Vì sao phải cúng động thổ

bài cúng động thổ mượn tuổi

Theo quan niệm của người Việt Nam, việc xây dựng nhà cửa là việc quan trọng của một gia đình, con người. Chính vì vậy, mọi nghi thức, lễ nghi cần được chuẩn bị chu đáo. Gia chủ cần làm lễ cúng, báo cáo xin phép Thổ công, Thổ địa để triển khai công trình được gọi là Lễ động thổ nhằm giúp cho việc xây dựng, được thuận lợi, các vị thần sẽ phù hộ độ trì cho công việc làm ăn sau này được thuận lợi

Vì sao cần mượn tuổi làm nhà

Đa số gia đình Việt Nam đều chọn tuổi người đàn ông để tiến hành làm nhà. Tuy nhiên nếu người đàn ông trong gia đình không được tuổi làm nhà, gia chủ sẽ tiến hành mượn tuổi người khác để thực hiện lễ động thổ. Người được mượn tuổi sẽ thay mặt gia chủ thực hiện các bài cúng động thổ còn gia chủ và các thành viên khác cần tránh đi nơi khác. Sau khi hoàn thành thủ tục cúng động thổ, người được mượn tuổi dùng cuốc/xẻng đào phần đất tượng trưng ở vị trí đã chọn. Sau đó, đơn vị thi công được phép xây dựng trên mảnh đất đó. 

Các bước tiến hành bài cùng động thổ mượn tuổi làm nhà

Bước 1: Chọn ngày tốt

Những ngày tốt theo quan niệm tâm linh đó là ngày Hoàng Đạo, Sinh khí, Lộc Mã, Giải thần. … và giờ Hoàng Đạo. Việc chọn ngày làm lễ động thổ làm nhà cần kết hợp giữa tuổi của người được mượn và ngày hoàng đạo hợp với tuổi người đó  sẽ kết hợp với tuổi người được mượn để làm 

Bước 2:  Chuẩn bị lễ vật cúng động thổ mượn tuổi

bài cúng động thổ mượn tuổi

Các lễ vật để cúng động thổ mượn tuổi bao gồm:

  • Rượu trắng : 1 chai
  • Gà luộc: 1 con ( gà trống, chân mỏ, da vàng, lông vàng)
  • Bộ tam sinh: 1 miếng thịt luộc, 1 quả trúng luộc, 1 con tôm luộc
  • Xôi/bánh chưng: 1 kg
  • Muối: 1 gói
  • Trà: 3 ly
  • Nến: 2 ly
  • Ngũ quả: 1 mâm
  • Hoa: 1 bình hoa cúc
  • Kẹo
  • Bánh
  • Tiền vàng: 1 thếp
  • Hương: 1 thẻ
  • Bao thuốc: 1 bao
  • Gói chè cúng: 1 gói
  • Oản đỏ: 1 gói
  • Lá trầu: 5 lá
  • Cau: 5 quả
  • Hũ nhỏ đựng muối – nước – gạo: 3 hũ

Bước 3: Đọc bài cúng động thổ

bài cúng động thổ mượn tuổi

Khi tiến hành làm nhà mượn tuổi, người cúng lễ, động thổ sẽ là người được mượn tuổi. Gia chủ cần thực hiện nghi lễ tượng trưng là làm giấy từ bán đất cho người được mượn tuổi (không có giá trị pháp lý). Tới giờ Hoàng Đạo, người được mượn tuổi tiến hành làm lễ và đọc bài cúng. Gia chủ và các thành viên trong gia đình cần tránh đi nơi khác

Sau khi đọc bài cúng động thổ xong, người được mượn tuổi tiến hành đốt tiền vàng, giấy sang nhượng, rắc muối gạo và tiến hành động thổ tại 1 vị trí nhất định trên móng nhà. 3 hũ muối – gạo – nước trên bàn lễ sẽ để lại, đến khi nhập trạch nhà mới thì đem thờ tại bàn thờ Táo Quân. Sau đó, gia chủ có thể quay trở lại. những nghi lễ tiếp theo khi cất nóc, đổ mái tẩng 1, 2, 3 gia chủ cũng phải làm lễ cúng thổ công

Bài cúng động thổ làm nhà mượn tuổi

bài cúng động thổ mượn tuổi

bài cúng động thổ mượn tuổi

Trên đây là đầy đủ bài cúng động thổ mượn tuổi mà chúng tôi cung cấp cho độc giả. Hy vọng những gia chủ đang có ý định xây nhà hoặc mượn tuổi làm nhà có thể nắm chắc thông tin và thực hiện đúng nhắm tránh những việc không may trong và sau khi xây dựng ngôi nhà. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *